So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp tinh chế tinh dầu dừa
So sánh các phương pháp tinh chế dầu dừa
Tinh chế tinh dầu dừa được chia thành 2 phương pháp chính, đó là: phương pháp thủ công và phương pháp chiết xuất công nghiệp.
So sánh 2 phương pháp tinh chế dầu dừa
1.Chiết xuất dầu dừa bằng phương pháp công nghiệp
Ngoài phương pháp truyền thống, hiện nay các cơ sở sản xuất dầu dừa còn áp dụng máy móc trong quá trình sản xuất của mình. Tùy theo từng quy trình cụ thể, dầu dừa chiết xuất theo phương pháp công nghiệp, có sử dụng đến máy móc được chia thành 3 loại sau đây, bao gồm:
a)Dầu dừa tinh luyện:
Nguyên liệu chính được sử dụng trong phương pháp này là phần cùi dừa sát vỏ không chứa hàm lượng dưỡng chất cao, nên thành phẩm cũng không có được chất lượng cao như các sản phẩm tinh khiết, do đó không thể phát huy được hết công dụng của dầu dừa vốn có.
b)Phương pháp li tâm:
Như tên gọi của mình, ở phương pháp này, dầu dừa được tách ra khỏi nước cốt dừa nhờ máy quay li tâm chỉ trong vài phút, tạo ra thành phẩm cuối cùng có chứa hầu hết mọi thành phần dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, sản phẩm dầu dừa được tạo ra từ phương pháp này thường có giá thành khá cao.
c)Dầu dừa ép lạnh:
Đây là phương pháp cơm dừa được xử lý ở nhiệt độ thấp nhất, so với các phương pháp được áp dụng hiện nay. Với phương pháp ép lạnh, mùi hương và dưỡng chất có trong dầu dừa có thể được lưu giữ đầy đủ, tuy nhiên thành phẩm cuối cùng thường lắng lại tạp chất sau quá trình ép.
2.Chiết xuất dầu dừa bằng phương pháp thủ công
Đây là phương pháp khá đơn giản được áp dụng phổ biến hiện nay, và bạn cũng có thể thực hiện ngay tại nhà tương đối dễ dàng. Dầu dừa được làm theo phương pháp này có ưu điểm an toàn, không chứa phụ gia, hóa chất hay chất bảo quản, tiết kiệm chi phí tuy nhiên lại tốn khá nhiều thời gian và công sức nếu làm với số lượng ít. Với phương pháp thủ công, dầu dừa làm ra thường có màu hơi ngả vàng và mùi rất thơm nhưng có thể nhanh mất mùi do bị oxy hóa.
3. Kết luận
Dầu dừa có thể được tạo ra từ những phương pháp hết sức khác nhau với chất lượng sản phẩm cũng rất khác nhau. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về sản phẩm và lựa chọn loại dầu dừa phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình.