Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

dan y phan tich hinh tuong chiec xe khong kinh trong bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
– Giới thiệu sơ lược về hình tượng chiếc xe không kính trong bài thơ

Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

2. Thân bài

a. Hình tượng chiếc xe không kính là hình ảnh thực:
– Gợi những tiểu đoàn xe hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
– Nhằm thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.

b. Hình tượng chiếc xe không kính gợi sự tàn khốc của hiện thực chiến tranh
– Hình tượng những chiếc xe không kính được miêu tả một cách trần trụi và chân thực
+ “Bom giật, bom rung” phá vỡ những chiếc kính.
+ Điệp từ “không có” cùng biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh những thiếu thốn cùng sự khốc liệt của cuộc chiến.
– Hình tượng những chiếc xe gắn với sự tàn phá của khốc liệt của chiến tranh.

c. Hình tượng chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe
– Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung: “Ung dung buồng lái ta ngồi”
– Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.
– Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
– Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của hình ảnh những chiếc xe không kính.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận. Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác” (trích “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”). Những câu ca quen thuộc do tác giả Huy Thục sáng tác đã tái hiện thành công những đoàn quân ra trận với trái tim yêu nước mãnh liệt. Trên những tuyến đường hành quân đó, không chỉ có những đoàn bộ đội, dân công mà còn có những tiểu đoàn xe “bon bon” chạy để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến. Điều này đã được tác giả Phạm Tiến Duật làm nổi bật thông qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tạo nên một hình tượng độc đáo, đặc sắc và giàu ý nghĩa về hình tượng những chiếc xe không kính.

Trước hết, hình tượng những chiếc xe không kính là hình ảnh thực, gần gũi, quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch, những chiếc xe vẫn thẳng tiến đi qua những mưa bom bão đạn, vượt qua những hố bom,…(Còn tiếp)

→ Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính tại đây.

———————HẾT———————-

Trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng một hình tượng nghệ thuật hoàn toàn mới lạ, chưa từng xuất hiện trong thơ ca, đó là những chiếc xe không kính. Tìm hiểu thêm về hình tượng những chiếc xe không kính cũng như chân dung của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ xưa, bên cạnh bài phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Suy nghĩ của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bình giảng bốn khổ thơ đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Lớp 9

Related Posts

Trung Anh

Tôi là một giáo viên ngoại ngữ dạy tiếng Anh và tiếng Trung trong trường học. Tôi có nhiều năm kinh nghiệm và tận hưởng việc truyền đạt kiến thức và tình yêu cho ngôn ngữ cho học sinh. Tôi tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học từ vựng và ngữ pháp, mà còn là khám phá văn hóa và giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh, giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và đạt được mục tiêu học tập của mình. Tôi mong muốn chia sẻ yêu thương và kiến thức với học sinh và giúp họ trở thành người tự tin và thành công trong việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.