Giải bài 151, 152, 153 trang 98, 99 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 98, 99 bài 12 hình vuông Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 151: Cho hình vuông ABCD. Gọi E là một điểm nằm giữa C và D…

Câu 151 trang 98 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD. Gọi E là một điểm nằm giữa C và D. Tia phân giác của góc DAE cắt CD ở F. Kẻ FH ⊥ AE (H ∈ AE), FH cắt BC ở G.

Bạn đang xem bài: Giải bài 151, 152, 153 trang 98, 99 SBT Toán 8 tập 1

Tính số đo góc FAG.

Giải:                                                           

giai bai 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 121 122 123 trang 98 99 sach bai tap toan 8 tap 1 9 1515343292 c2phanchutrinh.edu.vn

Xét hai tam giác vuông DAF và HAF:

\(\widehat {ADF} = \widehat {AHF} = {90^0}\)

\({\widehat A_1} = {\widehat A_2}\) (gt)

AF cạnh huyền

Do đó: ∆ DAF = ∆ HAF (cạnh huyền, góc nhọn)

⇒ DA = HA

DA = AB (gt)

Suy ra: HA = AB

Xét hai tam giác vuông HAG và BAG:

\(\widehat {AHG} = \widehat {ABG} = {90^0}\)

HA = BA (chứng minh trên)

AG cạnh huyền chung

Do đó: ∆ HAG = ∆ BAG (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

\( \Rightarrow {\widehat A_3} = {\widehat A_4}\)nên AG là tia phân giác của \(\widehat {EAB}\)

\(\widehat {FAG} = {\widehat A_2} + {\widehat A_3} = {1 \over 2}\left( {\widehat {DAE} + \widehat {EAB}} \right) = {1 \over 2}{.90^0} = {45^0}\)

 


Câu 152 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông DEBC. Trên cạnh CD lấy điểm A, trên tia đối của tia DC lấy điểm K, trên tia đối tia ED lấy điểm M sao cho CA = DK = EM. Vẽ hình vuông DKIH (H thuộc cạnh DE). Chứng minh rằng ABMI là hình vuông.

Giải:                                                                 

giai bai 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 121 122 123 trang 98 99 sach bai tap toan 8 tap 1 10 1515343292 c2phanchutrinh.edu.vn

Xét ∆ CAB và ∆ EMB :

CA = ME (gt)

\(\widehat C = \widehat E = {90^0}\)

CB = EB (tính chất hình vuông)

Do đó: ∆ CAB = ∆ EMB (c.g.c)

⇒ AB = MB (1)

AK = DK +DA

CD = CA + AD

mà CA = DK nên AK = CD

Xét ∆ CAB và ∆ KIA :

CA = KI (vì cùng bằng DK)

\(\widehat C = \widehat K = {90^0}\)

CB = AK (vì cùng bằng CD)

Do đó: ∆ CAB = ∆ KIA (c.g.c)

⇒ AB = AI (2)

DH = DK (vì KDHI là hình vuông)

EM = DK (gt)

⇒ DH + HE = HE + EM

hay DE = HM

Xét ∆ HIM và ∆ EMB :

HI = EM (vì cùng bằng DK)

\(\widehat H = \widehat E = {90^0}\)

HM = EB (vì cùng bằng DE)

Do đó: ∆ HIM = ∆ EMB (c.g.c)

⇒ IM = MB (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: AB = BM = AI = IM

Tứ giác ABMI là hình thoi.

Mặt khác, ta có ∆ ACB = ∆ MEB (chứng minh trên)

\(\eqalign{  &  \Rightarrow \widehat {CBA} = \widehat {EBM}  \cr  & \widehat {CBA} + \widehat {ABE} = \widehat {CBE} = {90^0} \cr} \)

Suy ra: \(\widehat {EBM} + \widehat {ABE} = {90^0}\) hay \(\widehat {ABM} = {90^0}\)

Vậy : Tứ giác ABMI là hình vuông.

 


Câu 153 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC. Vẽ ở ngoài tam giác các hình vuông ABDE, ACFH.

a. Chứng minh rằng EC = BH, EC ⊥ BH.

b. Gọi M, N theo thứ tự là tâm của các hình vuông ABDE, ACFH. Gọi I là trung điểm của BC. Tam giác MIN là tam giác gì ? Vì sao ?

Giải:                                                                         

giai bai 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 121 122 123 trang 98 99 sach bai tap toan 8 tap 1 11 1515343292 c2phanchutrinh.edu.vn

a. Ta có: \(\widehat {BAH} = \widehat {BAC} + \widehat {CAH} = \widehat {BAC} + {90^0}\)

\(\widehat {EAC} = \widehat {BAC} + \widehat {BAE} = \widehat {BAC} + {90^0}\)

Suy ra: \(\widehat {BAH} = \widehat {EAC}\)

– Xét ∆ BAH và ∆ EAC:

BA = EA (vì ABDE là hình vuông)

\(\widehat {BAH} = \widehat {EAC}\) (chứng minh trên)

AH = AC (vì ACFH là hình vuông)

Do đó: ∆ BAH = ∆ EAC (c.g.c)

⇒ BH = EC

Gọi giao điểm của EC với AB và BH lần lượt là K và O.

\(\widehat {AEC} = \widehat {ABH}\) (vì ∆ BAH = ∆ EAC) (1)

hay \(\widehat {AEK} = \widehat {OBK}\)

– Trong ∆ AEK ta có: \(\widehat {EAK} = {90^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {AEK} + \widehat {AKE} = {90^0}\) (2)

\(\widehat {AKE} = \widehat {OKB}\) (đối đỉnh) (3)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {OKB} + \widehat {OBK} = {90^0}\)

– Trong ∆ BOK ta có: \(\widehat {BOK} + \widehat {OKB} + \widehat {OBK} = {180^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {BOK} = {180^0} – \left( {\widehat {OKB} + \widehat {OBK}} \right) = {180^0} – {90^0} = {90^0}\)

Suy ra: EC ⊥ BH

b. Trong ∆ EBC ta có:

M là trung điểm của EB (tính chất hình vuông)

I là trung điểm của BC (gt)

nên MI là đường trung bình của tam giác EBC

⇒ MI = \({1 \over 2}\)EC và MI // EC (tính chất đường trung bình của tam giác)

– Trong ∆ BCH ta có:

I là trung điểm của BC (gt)

N là trung điểm của CH (tính chất hình vuông)

nên NI là đường trung bình của ∆ BCH

⇒ NI = \({1 \over 2}\)BH và NI // BH (tính chất đường trung bình của tam giác)

BH = CE (chứng minh trên)

Suy ra: MI = NI nên ∆ INM cân tại I

MI // EC (chứng minh trên)

EC ⊥ BH (chứng minh trên)

Suy ra: MI ⊥ BH

NI // BH (chứng minh trên)

Suy ra: MI ⊥ NI hay \(\widehat {MIN} = {90^0}\)

Vậy ∆ IMN vuông cân tại I.

c2phanchutrinh.edu.vn

Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập

Related Posts

Trung Anh

Tôi là một giáo viên ngoại ngữ dạy tiếng Anh và tiếng Trung trong trường học. Tôi có nhiều năm kinh nghiệm và tận hưởng việc truyền đạt kiến thức và tình yêu cho ngôn ngữ cho học sinh. Tôi tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học từ vựng và ngữ pháp, mà còn là khám phá văn hóa và giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh, giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và đạt được mục tiêu học tập của mình. Tôi mong muốn chia sẻ yêu thương và kiến thức với học sinh và giúp họ trở thành người tự tin và thành công trong việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.