Giải bài 21, 2.1, 2.2, 2.3 trang 82 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 82 bài 2 hình thang Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 21: Trên hình 3 có bao nhiêu hình thang ?…

Câu 21 trang 82 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Trên hình 3 có bao nhiêu hình thang ?

giai bai 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 trang 81 82 sach bai tap toan 8 tap 1 11 1515342829 c2phanchutrinh.edu.vn

Bạn đang xem bài: Giải bài 21, 2.1, 2.2, 2.3 trang 82 SBT Toán 8 tập 1

                

Giải:

Trên hình vẽ có tất cả 10 hình thang: ABCD, ABEF, ABGH, ABIK, DCEF, DCGH, DCIK, FEGH, FEIK, HGIK.

 


Bài 2.1 trang 82 Sách bài tập (SBT) Toán 8 lớp tập 1

Hình thang ABCD (BC// AD) có . Khẳng định nào dưới đây là đúng ?

A. \(\widehat A = {45^0}\)

B. \(\widehat B = {45^0}\)

C. \(\widehat D = {45^0}\)

D. \(\widehat D = {60^0}\)

Giải:

Chọn C. \(\widehat D = {45^0}\)

 


Câu 2.2 trang 82 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 8 tập 1

Hình thang ABCD (AB // CD) có \(\widehat A – \widehat D = {40^0},\widehat A = 2\widehat C\). Tính các góc của hình thang

Giải:

Hình thang ABCD có AB // CD

\( \Rightarrow \widehat A + \widehat D = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía bù nhau)

\(\eqalign{
& \widehat A – \widehat D = {40^0}(gt) \cr
& \Rightarrow 2\widehat A = {220^0} \Rightarrow \widehat A = {110^0} \cr
& \widehat D = \widehat A – {40^0} = {110^0} – {40^0} = {70^0} \cr
& \widehat A = 2\widehat C(gt) \cr
& \Rightarrow \widehat C = {{\widehat A} \over 2} = {110^0}:2 = {55^0} \cr} \)

\(\widehat B + \widehat C = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía bù nhau)

\( \Rightarrow \widehat B = {180^0} – \widehat C = {180^0} – {55^0} = {125^0}\)

 


Câu 2.3 trang 82 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 8 tập 1

Cho tam giác ABC vuông cân tại A, BC= 2 cm. Ở phía ngoài tam giác ABC, vẽ tam giác ACE vuông cân tại E.

a. Chứng minh rằng AECB là hình thang vuông

b. Tính các góc và các cạnh của hình thang AECB

Giải:

giai bai 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 trang 81 82 sach bai tap toan 8 tap 1 12 1515342829 c2phanchutrinh.edu.vn

a. ∆ ABC vuông cân tại A

\(\Rightarrow \widehat {ACB} = {45^0}\)

∆ EAC vuông cân tại E

\( \Rightarrow \widehat {EAC} = {45^0}\) 

Suy ra: \(\widehat {EAC} = \widehat {ACB}\)

⇒ AE // BC (vì có cặp góc ở vị trí so le trong bằng nhau)

nên tứ giác AECB là hình thang có \(\widehat E = {90^0}\). Vậy AECB là hình thang vuông

 b) \(\widehat E = \widehat {ECB} = {90^0},\widehat B = {45^0}\)

\(\widehat B + \widehat {EAB} = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía bù nhau)

\( \Rightarrow \widehat {EAB} = {180^0} – \widehat B = {180^0} – {45^0} = {135^0}\)

∆ ABC vuông tại A. Theo định lí Py-ta-go ta có:

\(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)  mà AB= AC (gt)

\(\eqalign{
& \Rightarrow 2A{B^2} = B{C^2} = {2^2} = 4 \cr
& A{B^2} = 2 \Rightarrow AB = \sqrt 2 (cm) \Rightarrow AC = \sqrt 2 (cm) \cr} \) 

∆ AEC vuông tại E. Theo định lí Py-ta-go ta có:

\(E{A^2} + E{C^2} = A{C^2}\), mà EA = EC (gt)

\(\eqalign{
& \Rightarrow 2E{A^2} = A{C^2} = 2 \cr
& E{A^2} = 1 \cr
& \Rightarrow EA = 1(cm) \Rightarrow EC = 1(cm) \cr} \)

 

c2phanchutrinh.edu.vn

Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập

Related Posts

Trung Anh

Tôi là một giáo viên ngoại ngữ dạy tiếng Anh và tiếng Trung trong trường học. Tôi có nhiều năm kinh nghiệm và tận hưởng việc truyền đạt kiến thức và tình yêu cho ngôn ngữ cho học sinh. Tôi tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học từ vựng và ngữ pháp, mà còn là khám phá văn hóa và giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh, giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và đạt được mục tiêu học tập của mình. Tôi mong muốn chia sẻ yêu thương và kiến thức với học sinh và giúp họ trở thành người tự tin và thành công trong việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.