Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 70, 71 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 70, 71 bài 5 Tính chất tia phân giác của một góc Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 31: Hình vẽ bên cho biết cách vẽ tia phân giác của góc xOy bằng thước hai lề…

Bài 31 trang 70 sgk toán lớp 7- tập 2

 Hình vẽ bên cho biết cách vẽ tia phân giác của góc xOy bằng thước hai lề :

Bạn đang xem bài: Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 70, 71 SGK Toán 7

– Áp một lề của thước vào cạnh Ox, kẻ đường thẳng a theo lề kia.

– Làm tương tự với cạnh Oy, ta kẻ được đường thẳng b.

-Gọi M là giao điểm của a và b, ta có OM là tia phân giác của góc xOy

Hãy chứng minh tia OM được vẽ như vậy đúng là tia phân giác của góc xOy.

( gợi ý : Dựa vào bài tập 12 chứng minh các khoảng cách từ M đến Ox và đến Oy bằng nhau (do cùng bằng khoảng cách hai lề của chiếc thước) rồi áp dụng định lí 2).

1 1518033158 31 1 c2phanchutrinh.edu.vn

Hướng dẫn :

Theo cách vẽ thì M cách đều hai cạnh Ox, Oy (cùng bằng khoảng cách 2 lề của chiếc thước

Vì M cách đều Ox, Oy nên theo định lí đảo M thuộc phân giác của \(\widehat{xOy}\) hay OM là phân giác của \(\widehat{xOy}\).


Bài 32 trang 70 sgk toán lớp 7- tập 2

32. Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng giao điểm của hai tia phân giác của hai góc ngoài  B1 và C1 nằm trên tia phân giác của góc A.

2 1518033158 32 2 c2phanchutrinh.edu.vn

Hướng dẫn :

Gọi M là giao điểm của hai tia phân giác của hai góc ngoài B và C của ∆ABC

Kẻ MH  ⊥ AB; MI  ⊥ BC; MK  ⊥ AC

( H ∈ AB, I ∈ BC, K ∈ AC)

3 1518033158 32 3 c2phanchutrinh.edu.vn

Ta có: MH = MI (Vì M thuộc phân giác của góc B ngoài)

MI = MK (Vì M thuộc phân giác của góc C ngoài)

Suy ra : MH = MK

→ M thuộc phân giác của góc \(\widehat{BAC}\)


Bài 33 trang 70 sgk toán lớp 7- tập 2

33.  Cho hai đường thẳng xx’, yy’cắt nhau tại O

a) Chứng minh rằng hai tia phân giác Ot, Ot’ của một cặp góc kề bù tạo thành một góc vuông.

b) Chứng minh rằng : Nếu M thuộc đường thẳng  Ot hoặc thuộc đường thẳng Ot’ thì M cách đều hai đường thẳng xx’, yy’

c) Chứng minh rằng : Nếu M cách đều hai đường thẳng xx’, yy’ thì M thuộc đường thẳng Ot hoặc thuộc đường thẳng Ot’

d) Khi M ≡ O thì khoảng cách từ M đến xx’ và yy’ bằng bao nhiêu ?

e) Em có nhận xét gì về tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’ và yy’

4 1518033158 33 2 c2phanchutrinh.edu.vn

Hướng dẫn:

a) Vì Ot là phân giác của \(\widehat{xOy}\)

nên \(\widehat{yOt}\) = \(\widehat{xOt}\) = \(\frac{1}{2}\)\(\widehat{xOy}\)

Ot’ là phân giác của \(\widehat{xOy’}\)

nên \(\widehat{xOt’}\) = \(\widehat{y’Ot’}\) = \(\frac{1}{2}\)\(\widehat{xOy’}\)

→  \(\widehat{xOt}\) + \(\widehat{xOt’}\) = \(\frac{1}{2}\)\(\widehat{xOy}\) + \(\frac{1}{2}\)\(\widehat{xOy’}\) = \(\frac{1}{2}\)(\(\widehat{xOy}\) + \(\widehat{xOy’}\))

mà (\(\widehat{xOy}\) + \(\widehat{xOy’}\)) =  180(2 góc kề bù)

→   \(\widehat{xOt}\) + \(\widehat{xOt’}\) = \(\frac{1}{2}\)1800   900

Vậy hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông

5 1518033158 33 3 c2phanchutrinh.edu.vn

b) Nếu M thuộc Ot hoặc Ot’ thì M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’

Thật vậy: M ε Ot do Ot là phân giác của \(\widehat{xOy}\) nên M cách đều Ox, Oy

→ M cách đều xx’,yy’

M ε Ot’do Ot’ là phân giác của \(\widehat{xOy’}\) nên M cách đều xx’, yy’

→  M cách đều xx’,yy’

c) M cách đều hai đường thẳng xx’, yy’

Nếu M nằm trong một góc trong bốn góc \(\widehat{xOy}\), \(\widehat{xOy’}\), \(\widehat{x’Oy’}\),  \(\widehat{x’Oy}\)  thì M phải thuộc phân giác của góc ây tức M phải thuộc Ot hoặc Ot’

d) Khi M ≡ O thì khoảng cách từ M đến xx’, yy’ bằng 0

e) Từ các câu trên ta có nhận xét: Tập hợp tất cả các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’, yy’ thuộc hai đường thẳng vuông góc nhau lần lượt là phân giác của các góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau đó.


Bài 34 trang 71 sgk toán lớp 7- tập 2

34.Cho góc xOy khác góc bẹt. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B, trên tia Oy lấy hai điểm C và D sao cho OA = OC, OB = OD. Gọi I là giao điểm của hai đoạn thẳng AD và BC. Chứng minh rằng :

a) BC = AD

b) IA = IC, IB = ID

c) Tia OI là tia phân giác của góc xOy

Hướng dẫn:

a)  ∆AOD và  ∆COB có:

OC =OA (gt)

OB = OD (gt)

\(\widehat{xOy}\) là góc chung

→   ∆AOD =  ∆COB (cgc)

→ AD = BC

6 1518033158 34 2 c2phanchutrinh.edu.vn

b) ∆AOD =  ∆COB →  \(\widehat{AOD} = \widehat{OCB}\)

→  \(\widehat{BAI} = \widehat{DCI}\) (kề bù với hai góc bằng nhau)

Vì vậy  ∆DIC =  ∆BIA do:

CD = AB ( OD = OB; OC = OA)

\(\widehat{DCI} = \widehat{ABI}\) ( ∆AOD =  ∆COB)

\(\widehat{BAI} = \widehat{DCI}\) (chứng minh trên)

→ IC = IA và ID = IB

c) Ta có ∆OAI =  ∆OIC (c.c.c) →  \(\widehat{COI} = \widehat{AOI}\)

→ OI là phân giác của \(\widehat{xOy}\)


Bài 35 trang 71 sgk toán lớp 7- tập 2

35. Có mảnh sắt phẳng hình dạng một góc (hình dưới) và một chiếc thước có chia khoảng. làm thế nào để vẽ được tia phân giác của góc này?

Hướng dẫn:

7 1518033158 35 2 c2phanchutrinh.edu.vn

+ Trên cạnh thứ nhất lấy hai điểm phân biệt A; B trên cạnh thứ hai lấy hai điểm C; D sao cho khoảng cách từ C; D đến đỉnh của góc lần lượt bằng khoảng cách từ đỉnh của góc với A, B

+ Xác định giao điểm I của BC và AD; tia vẽ từ đỉnh của góc qua I chính là tia phân giác của góc đó.

+ Phần chứng minh tương tự như bài 34

c2phanchutrinh.edu.vn

Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập

Related Posts

Trung Anh

Tôi là một giáo viên ngoại ngữ dạy tiếng Anh và tiếng Trung trong trường học. Tôi có nhiều năm kinh nghiệm và tận hưởng việc truyền đạt kiến thức và tình yêu cho ngôn ngữ cho học sinh. Tôi tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học từ vựng và ngữ pháp, mà còn là khám phá văn hóa và giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh, giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và đạt được mục tiêu học tập của mình. Tôi mong muốn chia sẻ yêu thương và kiến thức với học sinh và giúp họ trở thành người tự tin và thành công trong việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.