Giải bài tập trang 94 bài 5 Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 31: Tập vẽ phác hai đường thẳng song song với nhau. Kiểm tra lại bằng dụng cụ…
Bài 31 trang 94 sgk toán 7 – tập 1
Tập vẽ phác hai đường thẳng song song với nhau. Kiểm tra lại bằng dụng cụ.
Bạn đang xem bài: Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 94 SGK Toán 7
Hướng dẫn giải:
Vẽ rất đơn giản các em kẻ theo dòng kẻ ở vở:
Bài 32 trang 94 sgk toán 7 – tập 1
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào diễn đạt đúng nội dung của tiên đề Ơ-clit.
a) Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau.
b) Cho điểm M ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M song song với đường thẳng a là duy nhất.
c) Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
d) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có ít nhất một đường thẳng song song với a.
Hướng dẫn giải:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai vì có rất nhiều đường thẳng cùng song song với đường thẳng a.
d) Sai vì qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có duy nhất một đường thẳng song song với a.
Bài 33 trang 94 sgk toán 7 – tập 1
Điền vào chỗ trốn (…) trong phát biểu sau:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc so le trong …
b) Hai góc đồng vị …
c) Hai góc trong cùng phía …
Hướng dẫn giải:
a) … bằng nhau.
b) … bằng nhau
c) …bằng nhau
Bài 34 trang 94 sgk toán 7 – tập 1
Hình 22 cho biết a // b và \(\widehat{A_{4}}=37^{\circ}\).
a) Tính \(\widehat{B_{1}}\).
b) So sánh \(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{B_{4}}\).
c) Tính \(\widehat{B_{2}}\).
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: \(\widehat{B_{1}}=\widehat{A_{4}}=37^{\circ}\) (so le trong)
b) Ta có: \(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{A_{4}}\) kề bù
nên \(\widehat{A_{1}}+\widehat{A_{4}}=180^{\circ}\)
\(\Rightarrow \widehat{A_{1}}=180^{\circ}-\widehat{A_{4}}\)
\(=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)
\(\widehat{B_{1}}\) và \(\widehat{B_{4}}\) kề bù nên \(\widehat{B_{1}}+\widehat{B_{4}}=180^{\circ}\)
\(\Rightarrow \widehat{B_{4}}=180^{\circ}-\widehat{B_{1}}=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)
Vậy \(\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{4}}=143^{\circ}\).
c) Cách 1: \(\widehat{B_{2}}=\widehat{B_{4}}=143^{\circ}\) (hai góc đối đỉnh);
Cách 2: \(\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{2}}=143^{\circ}\) (hai góc so le trong);
Cách 3: \(\widehat{B_{2}}+\widehat{A_{4}}=180^{\circ}\) (hai góc kề bù trong cùng phía bù nhau)
nên \(\widehat{B_{2}}=180^{\circ}-\widehat{A_{4}}=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)
Còn cách khác. Học sinh tự tính.
Bài 35 trang 94 sgk toán 7 – tập 1
Cho tam giác ABC. Qua đỉnh A vẽ đường thẳng a song song với BC, qua đỉnh B vẽ đường thẳng b song song với AC. Hỏi vẽ được mấy đường thẳng a, mấy đường thẳng b, vì sao?
Hướng dẫn giải:
Theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với đường thẳng BC, một đường thẳng b song song với đường thẳng AC.
c2phanchutrinh.edu.vn
Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập