Giải bài 34, 35, 36 trang 25, 26 SGK toán 8 tập 2

Giải bài tập trang 25, 26 bài 6 Giải bài toán bằng cách lập phương trình sgk toán 8 tập 2. Câu 34: Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị…

Bài 34 trang 25 sgk toán 8 tập 2

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm đơn vị thì được phân số mới bằng \({1 \over 2}\) . Tìm phân số ban đầu.

Bạn đang xem bài: Giải bài 34, 35, 36 trang 25, 26 SGK toán 8 tập 2

Hướng dẫn làm bài:

Gọi x là tử số của phân số ( \(x \in Z,x \ne  – 3)\)

Mẫu số của phân số là x + 3.

Phân số lúc sau là\({{x + 2} \over {x + 3 + 2}} = {{x + 2} \over {x + 5}}\)

Vì phân số mới bằng \({1 \over 2}\) nên ta có phương trình :

 \({{x + 2} \over {x + 5}} = {1 \over 2}\)

Khử mẫu :\(2\left( {x + 2} \right) = x + 5 \Leftrightarrow 2x + 4 = x + 5\)

⇔x=1

x=1 thỏa điều kiện đặt ra.

Vậy phân số lúc đầu :\({1 \over 4}\)


Bài 35 trang 25 sgk toán 8 tập 2

Học kì một, số học sinh giỏi của lớp 8A bằng \({1 \over 8}\) số học sinh cả lớp. Sang học kì hai, có thêm 3 bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi nữa, do đó số học sinh giỏi bằng 20% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 8A có bao nhiêu học sinh?

Hướng dẫn làm bài:

Gọi x là số học sinh cả lớp (x nguyên dương)

Số học sinh giỏi trong học kì I:\({1 \over 8}x\)

Số học sinh giỏi sau học kì II:\({1 \over 8}x + 3\)

Vì số học sinh giỏi trong học kì 2 bằng 20% số học sinh cả lớp nên:

 \({1 \over 8} + 3 = {{20} \over {100}}x \Leftrightarrow {1 \over 8}x + 3 = {1 \over 5}x\)

⇔\(5x + 120 = 8x\)

⇔\(120 = 3x\)

⇔\(x = 40\)

x=40 thỏa điều kiện đặt ra.

Vậy số học sinh của lớp 8A là 40.


Bài 36 trang 26 sgk toán 8 tập 2

(Bài toán nói về cuộc đời nhà toán học Đi – ô – phăng, lấy trong Hợp tuyển Hi Lạp – Cuốn sách gồm 46 bài toán về số,viết dưới dạng thơ trào phúng),

Thời thơ ấu của Đi – ô – phăng chiếm \({1 \over 6}\) cuộc đời

 \({1 \over {12}}\)  cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi

Thêm \({1 \over 7}\) cuộc đời nữa ông sống độc thân

Sau khi lập gia đình được 5 năm thì sinh một con trai

Nhưng số mệnh chỉ cho con sống bằng nửa đời cha

Ông đã từ trần 4 năm sau khi con mất

Đi – ô – phăng sống bao nhiêu tuổi, hãy tính cho ra?

Hướng dẫn làm bài:

Gọi x là số tuổi của ông Đi – ô – phăng (x nguyên dương)

Thời thơ ấu của ông:\({1 \over 6}x\)

Thời thanh niên:\({1 \over {12}}x\)

Thời gian sống độc thân:\({1 \over 7}x\)

Thời gian lập gia đình đến khi có con và mất:\(5 + {1 \over 2}x + 4\)

Ta có phương trình:\({1 \over 6}x + {1 \over {12}}x + {1 \over 7}x + 5 + {1 \over 2}x + 4 = x\)

⇔\(14x + 7x + 12x + 420 + 42x + 336 = 84x\)

⇔\(75x + 756 = 84x\)

⇔\(9x = 756\)

⇔\(x = 84\)

Vậy nhà toán học Đi – ô – phăng thọ 84 tuổi.

Trường THCS Phan Chu Trinh

Trích nguồn: Trường THCS Phan Chu Trinh
Danh mục: Giải bài tập

Related Posts

c2phanchutrinh

Trường Phan Chu Trinh được thành lập năm 1946 tại địa chỉ số 40-42 Phố Phan Chu Trinh (nay là phố Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, TP Hà Nội). Khi thành lập Trường Phan Chu Trinh có bậc tiểu học và bậc trung học. Giám đốc (hiệu trưởng) là nhà Văn hóa Giáo dục nổi tiếng: Giáo sư Đặng Thai Mai. Tổng thư ký là ông Nguyễn Huân, các giáo viên chính của trường lúc đó: Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, ông Lê Viết Khoa, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế Anh, Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh…