Giải bài 44, 45, 46, 47, 48 trang 98, 99 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 98, 99 bài 5 Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 44: Phát biểu tính chất đó bằng lời….

Bài 44 trang 98 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

a) Vẽ a//b.

Bạn đang xem bài: Giải bài 44, 45, 46, 47, 48 trang 98, 99 SGK Toán 7

b) Vẽ c//a. Hỏi c có song song với b không? Vì sao?

c) Phát biểu tính chất đó bằng lời.

Hướng dẫn làm bài: 

a) vẽ a// b

1 1518027013 hinh bai 44 trang 98 sgk toan 7 tap 1 Trường THCS Phan Chu Trinh

b) vẽ c//a

2 1518027013 hinh bai 44a trang 98 sgk toan 7 tap 1 Trường THCS Phan Chu Trinh

Giả sử b không song song với c thì b cắt c tại một điểm O nào đó. khi đó qua O ta có thể vẽ được hai đường thẳng b và c cùng song song với a. Điều đó trái với tiên để Ơclit về đường thẳng song song. Vậy b// c.

c ) Phát biểu tính chất sau bằng lời:

Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.


Bài 45 trang 98 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

a) Vẽ d’ // d và d” song song với d(d”  và d’ là phân biệt).

b) Suy ra d’ // d” bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

– Nếu d’ cắt d” tại M thì M có thể n ằm trên d không? vì sao?

– Qua điểm M nằm ngoài d, vừa có d’// d, vừa có d” // d thì có trái với tiên đề ơclit khôn g ? vì sao?

– Nếu d’  và d” không cắt nhau(vì trái với tiên đề ơclit) thì chúng phải như thế nào

Giải:

a) vẽ d’ // d. d” // d

3 1518027013 hinh bai 45 trang 98 sgk toan 7 tap 1 Trường THCS Phan Chu Trinh

b) Suy ra d’ // d”, vì nếu d’ cắt d” tại điểm M thì M không nằm trên d vì d// d’ và d// d”.

Qua điểm M nằm ngoài d, ta vẽ được hai đường thẳng d’ và d” cùng song song với d. Điều này trái với tiên đề Ơclit về đường thẳng song song.

Nên d’ và d” không thể cắt nhau. vậy d’ // d”.


Bài 46 trang 98 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Xem hình 31: 

a) Vì sao a // b?

b) Tính số đo góc C.

4 1518027013 hinh bai 46 trang 98 sgk toan 7 tap 1 Trường THCS Phan Chu Trinh

Giải

a) a//b vì a và b cùng vuông góc với đường thẳng AB

b) Ta có:

\(\widehat C + \widehat D = {180^0}\)

(Vì hai góc trong cùng phía)

Nên \(\widehat C = {180^0} – \widehat D = {60^0}\)


Bài 47 trang 98 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Ở hình 32, biết a // b, \(\widehat A = {90^0}\)

\(\widehat C = {130^0}\)

Tính \(\widehat B,\widehat D\)

5 1518027013 hinh 32 bai 47 trang 98 toan 7 tap 1 Trường THCS Phan Chu Trinh

Giải:

Ta có a // b, nên 

\(\widehat B = \widehat {{A_1}}\) (đồng vị)

vậy \(\widehat B = {90^0}\) 

Ta lại có \(\widehat C + \widehat D = {180^0}\)

Nên \(\widehat D = {180^0} – \widehat C = {50^0}\)


Bài 48 trang 99 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Đố: Hãy lấy một tờ giấy, gấp ba lần theo hình 33. Trải tờ giấy. Quan sát xem các nếp gấp là hình ảnh của một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng song song không?

6 1518027013 hinh bai 48 trang 99 toan 7 tap 1 1 Trường THCS Phan Chu Trinh

Hướng dẫn:

Xem hình và quan sát khi trải tờ giấy ra ta thấy các nếp gấp là hình ảnh của một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng song song.

 

  Trường THCS Phan Chu Trinh

Trích nguồn: Trường THCS Phan Chu Trinh
Danh mục: Giải bài tập

Related Posts

c2phanchutrinh

Trường Phan Chu Trinh được thành lập năm 1946 tại địa chỉ số 40-42 Phố Phan Chu Trinh (nay là phố Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, TP Hà Nội). Khi thành lập Trường Phan Chu Trinh có bậc tiểu học và bậc trung học. Giám đốc (hiệu trưởng) là nhà Văn hóa Giáo dục nổi tiếng: Giáo sư Đặng Thai Mai. Tổng thư ký là ông Nguyễn Huân, các giáo viên chính của trường lúc đó: Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, ông Lê Viết Khoa, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế Anh, Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh…