Hóa 9 bài 29: Tính chất hóa học của Axit Cacbonic (H2CO3) Muối Cacbonat và Bài tập vận dụng

Hóa 9 bài 29: Tính chất hóa học của Axit Cacbonic (H2CO3) Muối Cacbonat và Bài tập vận dụng. Ở các bài học trước các em đã biết được tính chất hóa học của Cacbon, một số Oxit của Cacbon cùng những ứng dụng hữu ích của Cacbon trong đời sống và trong kỹ thuật.

Trong bài viết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một số hợp chất khác của Cacbon đó chính là Axit Cacbonic (H2CO3) và Muối Cacbonat. Vậy Axit Cacbonic (H2CO3) và muối Cacbonat có tính chất hóa học và tính chất vật lý gì? chúng có ứng dụng gì trong đời sống?

Bạn đang xem bài: Hóa 9 bài 29: Tính chất hóa học của Axit Cacbonic (H2CO3) Muối Cacbonat và Bài tập vận dụng

I. Tính chất của Axit Cacbonic H2CO3

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của axit cacbonic

– Axit cacbonic H2CO3 có trong nước tự nhiên và nước mưa, do nước hòa tan khí CO2 trong khí quyển.

2. Tính chất hóa học của axit cacbonic

– Axit cacbonic H2CO3 là một axit yếu: làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.

– Axit cacbonic H2CO3 là một axit không bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

II. Muối Cacbonat

1. Phân loại muối cacbonat

Có 2 loại muối cacbonat: Cacbonat trung hòa và Cacbonat axit

– Muối Cacbonat trung hoà là muối cacbonat không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit.

* Ví dụ: Canxi Cacbonat CaCO3; Natri Cacbonat Na2CO3; Magie Cacbonat MgCO3;…

– Muối Cacbonat axit là muối hyđrocacbonat có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.

* Ví dụ:Canxi Hidrocacbonat Ca(HCO3)2; Kali hidrocacbonat KHCO3;…

2. Tính chất của muối Cacbonat

a) Tính tan của muối Cacbonat

– Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3,…

– Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2,…

b) Tính chất hóa học của muối Cacbonat

° Tác dụng với axit

– Muối cacbonat tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2.

Na2CO3(dd) + 2HCl(dd) → 2NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l)

NaHCO3(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l)

° Tác dụng với dung dịch bazơ

– Một số muối cacbonat tác dụng với bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới

K2CO3(dd) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3trắng + 2KOH(dd)

– Muối hidrocacbonat tác dụng với kiềm tạo thành dung dịch trung hòa và nước:

NaHCO3(dd)  +  NaOH(dd) →  Na2CO3(dd)  + H2O(l)

° Tác dụng với dung dịch muối

– Muối cacbonat tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai muối mới.

Na2CO3(dd)  +  CaCl2(dd)  →  CaCO3trắng  +  2NaCl(dd)

° Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy

CaCO3(rắn)  c2phanchutrinh.edu.vn

CaO(rắn) + CO2(khí)

2NaHCO3(r) c2phanchutrinh.edu.vn

 Na2CO3(r) + CO2(k)  + H2O(hơi)

3. Ứng dụng của muối cacbonat

– Muối Cacxi cacbonat CaCO3 được dùng để sản xuất vôi, ximăng. Muối Natri cacbonat Na2CO3 dùng để nấu xà phòng, thuỷ tinh. Muối Natri hidrocacbonat NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hoá chất trong bình cứu hoả,…

III. Chu trình của cacbon trong tự nhiên

– Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hoá cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hoá này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.

chu trình khép kín của cacbon trong tự nhiên

Chu trình của cacbon trong tự nhiên

IV. Bài tập về Axit cacbonic và muối Cacbonat

* Bài 1 trang 91 SGK Hóa học 9:Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.

° Lời giải bài 1 trang 91 SGK Hóa học 9:

– Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3

– Axit cacbonic H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O

* Bài 2 trang 91 SGK Hóa học 9: Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.

° Lời giải bài 2 trang 91 SGK Hóa học 9:

¤ Magie cacbonat MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.

– Tác dụng với dung dịch axit:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2↑ + H2O.

– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.

– Dễ bị phân hủy:

MgCO3 c2phanchutrinh.edu.vn

 MgO + CO2.

* Bài 3 trang 91 SGK Hóa học 9: Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:

15755419671hrglngd98 1639452199 c2phanchutrinh.edu.vn

° Lời giải bài 3 trang 91 SGK Hóa học 9:

– Các phương trình phản ứng hóa học:

(1): C + O2 1575541969gg0ywmm0cm 1639452200 c2phanchutrinh.edu.vn

 CO2

(2): CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3trắng + H2O

(3): CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

* Bài 4 trang 91 SGK Hóa học 9: Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a) H2SO4 và KHCO3

b) K2CO3 và NaCl

c) MgCO3 và HCl

d) CaCl2 và Na2CO3

e) Ba(OH)2 và K2CO3

° Lời giải bài 4 trang 91 SGK Hóa học 9:

– Những cặp chất tác dụng với nhau:

a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

d) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KOH

– Cặp chất không tác dụng với nhau: b). K2CO3 và NaCl

* Lưu ý: Điều kiện của phản ứng trao đổi trong dung dịch chỉ xảy ra nếu sản phẩm có chất kết tủa (không tan) hoặc chất chất khí tạo thành.

* Bài 5 trang 91 SGK Hóa học 9: Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

° Lời giải bài 5 trang 91 SGK Hóa học 9:

– Theo bài ra, ta có: nH2SO4 = 980/98 = 10(mol).

– Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O

– Theo phương trình phản ứng: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10.2 = 20 (mol).

– Thể tích khí cacbonic tạo thành (đktc), từ công thức:

n=V/22,4 ⇒ VCO2 = n.22,4 = 20.22,4 = 448 (lít).

Hy vọng với bài viết về Tính chất hóa học của Axit Cacbonic (H2CO3) Muối Cacbonat và Bài tập giúp ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để c2phanchutrinh.edu.vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Lớp 9

Related Posts

Trung Anh

Tôi là một giáo viên ngoại ngữ dạy tiếng Anh và tiếng Trung trong trường học. Tôi có nhiều năm kinh nghiệm và tận hưởng việc truyền đạt kiến thức và tình yêu cho ngôn ngữ cho học sinh. Tôi tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học từ vựng và ngữ pháp, mà còn là khám phá văn hóa và giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh, giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và đạt được mục tiêu học tập của mình. Tôi mong muốn chia sẻ yêu thương và kiến thức với học sinh và giúp họ trở thành người tự tin và thành công trong việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.