Hóa học 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 23

Hóa học 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt được c2phanchutrinh.edu.vn biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 23

Thí nghiệm 1

Tác dụng của nhôm với oxi

Bạn đang xem bài: Hóa học 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 23

Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?

Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

PTHH: 4Al + 3O2 Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 23

 2Al2O3

Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.

Thí nghiệm 2

Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?

Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

PTHH: Fe + S Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 23

 FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3

Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn 

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?

Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt do c2phanchutrinh.edu.vn biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: c2phanchutrinh.edu.vn

Trích nguồn: c2phanchutrinh.edu.vn
Danh mục: Lớp 9

Related Posts

Trung Anh

Tôi là một giáo viên ngoại ngữ dạy tiếng Anh và tiếng Trung trong trường học. Tôi có nhiều năm kinh nghiệm và tận hưởng việc truyền đạt kiến thức và tình yêu cho ngôn ngữ cho học sinh. Tôi tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng việc học ngôn ngữ không chỉ là việc học từ vựng và ngữ pháp, mà còn là khám phá văn hóa và giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh, giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và đạt được mục tiêu học tập của mình. Tôi mong muốn chia sẻ yêu thương và kiến thức với học sinh và giúp họ trở thành người tự tin và thành công trong việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung.