Chưa được phân loại

2 vòng đề thi chọn học sinh giỏi hóa học tỉnh Đắk LắK 2001

Đề thi chọn học sinh giỏi hóa học tỉnh Đắk LắK 2001

2 vòng đề thi chọn học sinh giỏi hóa học tỉnh Đắk LắK 2001

Chuyên Mục :HSG tỉnh môn hóa học

Nếu bạn muốn Download Tài liệu “đề thi chọn học sinh giỏi hóa học tỉnh Đắk LắK” , các bạn Click vào nút Download phía dưới để tải tài liệu về nhé.
Mời các bạn truy cập vào “HSG tỉnh” của Blog “Chemistry Study guide” để tải những tài liệu hay có liên quan và vào Trang chủ để xem nhiều tài liệu khác.
Nếu bạn thấy tài liệu có ích , hãy like và chia sẽ với bạn bè của mình.

Tải tài Liệu :”Đề thi chọn học sinh giỏi hóa học tỉnh Đắk LắK 2001″

Feed CHEMISTRY STUDY GUIDE-FUNNY JOKESSubscribe in a reader

Vì một lý do nào đó, nếu bạn không
tải được tài liệu , hãy liên hệ với chúng tôi, gửi chúng tôi mã số tài liệu, chúng tôi sẽ gửi tài liệu qua email
lại cho bạn
Contact CHEMISTRY STUDY GUIDE-FUNNY JOKES
Blog chứa nhiều tài liệu và bài học chuyên đề hay, đăng ký nhận tin ngay
Enter your email address:

Delivered byFeedBurner

Sơ bộ nội dung “đề thi chọn học sinh giỏi hóa học tỉnh Đắk LắK 2001 vòng 1 và vòng 2”

.

  • “Vòng 1”

Bài 1 : 3,5 điểm
1)Một hợp chất mạch hở có công thức CnHmO2. Hỏi nm phải có giá trị như thế nào để gốc hiđrocacbon trong hợp chất là no. Cho ví dụ minh họa.
2)Các công thức đơn giản nhất của hidrocacbon A là (CxH2x+1)n ; của hidrocacbon B là đồng đẵng của benzen (C3H4)n ; của axit C no đa chức là : (C3H4O3)n ; của rượu D no đa chức là (C2H5O)n ; của chất E là (C4H9ClO)n . Hãy định các giá trị của n để tìm công thức phân tử của các chất trên.
Bài 2 : 4,0 điểm
1)Có 6 hợp chất hữu cơ no, mạch hở là : A, B , C , D , E , F chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và đều có khối lượng phân tử là 74. Biết rằng :
* A , C , E , F tác dụng được với Na.
* C , D , F tác dụng được với dung dịch NaOH.
* E , F tác dụng với Ag2O trong amoniac cho phản ứng tráng gương.
a)Xác định công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có của A, B, C, D, E, F.
b)Viết các phương trình phản ứng điều chế F từ C.
2)Viết các sơ đồ phản ứng thực hiện việc tổng hợp các chất sau :
a)Từ bezen điều chế 4-nitroanilin
b)Từ Toluen điều chế 3-NO2C6H4COOCH2C6H11.
c)Từ buten-1 điều chế butanol-1 , axxit butanoic , axit2,3-dibrombutanoic và
axit 2-brom 3-iotbutanoic
Bài 3 : 3,5 điểm
1)Khi đun nóng rượu etylic với axit sunfuric đặc ở 1800C người ta nhận thấy trong phần bay lên có 6 chất hữu cơ A , B , C , D , E , F và 3 chất vô cơ G , H , I.
Làm ngưng tụ hết A , B , C , E , D. Ba khí còn lại là I , F , G.
Xác định các chất A , B , C , D , E , F , G , H , I. Biết rằng có 2 chất hữu cơ tác dụng được với Na ; 3 chất hữu cơ tác dụng được với NaOH ; 2 chất vô cơ tác dụng được với dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng tạo thành các chất trên.
2)Có các lọ đựng chất lỏng : axit axetic , axit fomic , axetandehit , anilin , benzen , fomandehit , axit metacrilic , propylamin bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ tím và nước Brom để nhận biết .
Bài 4 : 4,5 điểm
Các parafin hoặc olefin A , B , C là những chất khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) . Hỗn hợp X chứa A, B , C trong đó có 2 chất có số mol bằng nhau. Trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lit đựng O2 ở 00C và 0,6atm. Sau khi bơm m gam hỗn hợp X vào bình, áp suất trong bình đạt tới 0,88 atm và nhiệt độ bình lên tới 27,30C . Bật tia lửa điện để đốt cháy hết các hidrocacbon và giử nhiệt độ bình ở 136,50C , áp suất trong bình lúc này là p. Cho tất cả các sản phẩm cháy lần lượt đi qua ống (1) đựng P2O5 (dư)và ống (2) đựng KOH (rắn, dư) thấy khối lượng ống (1) tăng 4,14gam và ống (2) tăng 6,16gam.
1)Tính áp suất p .
2)Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo chính xác của A , B , C , biết rằng nếu lấy tất cả olefin có trong 22,4dm3 hỗn hợp X ở 00C , 2amt đem trùng hợp thì không thể nào thu được quá 0,5gam polime.
Bài 5 : 4,5 điểm
Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin có thể tích 1,792 lit (đktc) được chia làm 2 phần bằng nhau :
Phần 1: cho lội qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và có 0,735 gam kết tủa.
Phần 2: đem đốt chấy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm lội qua 9,2 lit dung dịch Ca(OH)2 0,0125M thì thấy có 11gam kết tủa.
Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon .
—————————————————————————-
Ghi chú :
Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn, giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
  • Vòng 2

Bài 1 : 4,0 điểm
1) Hãy cho biết kiểu liên kết và trình bày sự tạo thành liên kết trong các phân tử sau :
a)CO ; b) SO2 ; c) NO2; d) N2O4 ; e) HNO3 ; f) N2O.
2)Giải thích sự tạo thành phân tử SiF4và ionCF62-. Có thể tồn tại phân tử CF4 và ion CF62-được không? Tại sao ?
3)Có hỗn hợp khí N2 và H2ở 150C. Hỗn hợp đó có áp suất là p1. Sau khi dẫn hỗn hợp đó đi qua chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp khí chứa NH3 , áp suất của nó ở 6630C là
p2 = 3p1. Khối lượng riêng của hỗn hợp khí này (ở đktc) là 0,399g/lit. Hãy tính hiệu suất
điều chế khí NH3 (theo số lượng lý thuyết thu được).
Bài 2 : 5,0 điểm
1)Mô tả các hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion (thu gọn) đối với các thí nghiệm sau :
a)Sục khí CO2 vào bình đựng nước vôi trong tới dư.
b)Sục khí SO2 vào bình dựng nước Brom tới dư.
            c)   Cho từ từ dung dịch HCl đặc vào bình đựng một ít thuốc tím.
d) Sục khí H2S vào bình đựng dung dịch FeCl3 .
e) Sục khí NH3 vào bình đựng nước Brom tới dư NH3.
 f)  Sục từ từ khí CO2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3
            g) Sục khí SO2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3
h) Cho một ít rượu etylic vào bình đựng dung dịch K2Cr2O7và H2SO4
i) Sục không khí vào nước tự nhiên chứa Fe(HCO3)2
j) Sục không khí đồng thời thêm nước vôi trong vào nước tự nhiên chứa Fe(HCO3)2.
2)Có 2 javascript:void(0);cốc : cốc A đựng dung dịch chứa 0,2mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3; cốc B đựng dung dịch chứa 0,5mol HCl.
Thí nghiệm 1 : đổ rất từ từ cốc B vào cốc A.
Thí nghiệm 2 : đổ rất từ từ cốc A vào cốc B.
Thí nghiệm 3 : đổ trộn 2 cốc với nhau.
Tính thể tích khí (đo ở đktc) thoát ra ứng với từng thí nghiệm trên sau khi đổ hết cốc này vào cốc kia
Bài 3 : 3,5 điểm
1)Tính pH của :
a) Nước cất cân bằng với CO2của khí quyển, biết rằng khi đó nồng độ CO2 trong dung dịch là 1,3.10-5 mol/lit
b)Dung dịch ởtrên (câu a) sau khi trung hòa bằng NaOH đến pH = 7 rồi lại để đến cân bằng với CO2 của không khí. Cho biết H2CO3có K1 = 10-6,35 ; K2 = 10-10,32.
2) a) Cân bằng phương trình phản ứng : FeO + HNO3 —-> NxOy + …
Từ đó suy luận để tìm hệ số của phương trình phản ứng : Fe3O4 + HNO3—-> NxOy + …
b)Cân bằng phản ứng và cho nhận xét về các hệ số của phương trình :
CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O —-> CuSO4 + FeSO4 + H2SO4
Bài 4 : 4,0 điểm
1)Cho các dung dịch muối sau đây, trong đó nồng độ mỗi dung dịch cỡ 0,1M :
a)NaCl ; b) K2SO4 ; c) Na3PO4 ; d) NH4Cl ; g) Fe(NO3)3; h) Al(NO3)3
Cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng giấy quỳ tím vào từng dung dịch trên. Giải thích bằng các quá trình hóa học các hiện tượng đó.
2) Trong phòng thí nghiệm có dung dịch A chứa các cation Ag+ , Pb2+ , Ba2+ , Al3+, Fe3+ , Cu2+ , Zn2+ và các dung dịch thuốc thử : HCl loảng, HNO3loảng, H2SO4 loảng, NaOH loảng, Na2S loảng, dung dịch NH3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách và nhận biết các cation trong dung dịch A.
Bài 5 : 3,5 điểm
Hòa tan hết 4,08gam hỗn hợp A gồm một kim loại và oxit của nó chỉ có tính bazơ trong lượng vừa đủ Vml dung dịch HNO3 (4M) thu được dung dịch B và 0,672lit khí NO duy nhất (đktc). Thêm vào B lượng dư NaOH, lọc, rửa kết tủa thu được. Nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Lấy 1gam C, để hòa tan hết 1 gam C này phải dùng lượng vưa đủ là 25ml HCl 1M.
1)Xác định kim loại và oxit của nó trong A. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong A.
2) Tính V và m.
—————————————————————————-
Ghi chú :
Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn, giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

Tác giả, nguồn{sưu tầm}

Tải Về
Back to Top

Chúc các bạn một ngày vui vẻ-Chemistry study guide-Nghiên cứu và học tập hóa học, tài liệu hóa học, hóa học trung học phổ thông(THPT)

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button